THIẾT BỊ SAMSUNG THIẾT BỊ OPPO
THIẾT BỊ HUAWEI THIẾT BỊ XIAOMI
THIẾT BỊ GOOGLE THIẾT BỊ NOKIA
THIẾT BỊ REALME THIẾT BỊ REDMI
Lưu ý:
- Liên quan tới các ứng dụng xin cấp và sử dụng quyền Trợ năng trên các thiết bị Android, thông thường có 02 loại sau:
o Ứng dụng mặc định (cài đặt sẵn) với tên gọi như TalkBack/ Voice Assistance – trợ lý giọng nói/ Screen reader/…
o Ứng dụng do người dùng chủ động tải về từ chợ ứng dụng Google Play hoặc từ các nguồn không chính thống khác như đường link, ứng dụng giả mạo… và cài đặt lên thiết bị.
- Hướng dẫn bên trên lấy ứng dụng Autoclicker làm ví dụ, khách hàng khi thực hiện, cần tìm kiếm và tắt tất cả các ứng dụng khác.
- Trường hợp Quý khách hàng sử dụng các thiết bị Android không có trong hướng dẫn trên đây, vui lòng tìm hiểu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để tắt quyền Trợ năng trên thiết bị của mình.
---
Quyền Trợ năng (Accessibility) là gì?
Để hỗ trợ những người dùng bị hạn chế về khả năng nghe, nhìn, đọc… Trên thiết bị Android cung cấp một số chức năng có sẵn trên các thiết bị bán ra thị trường và những chức năng này được gọi chung là Trợ năng (Accessibility).
Một số chức năng thường thấy như:
- TalkBack hoặc Hỗ trợ giọng nói (Voice Assistance): hỗ trợ người khiếm thị và người có thị lực yếu. Cung cấp phản hồi bằng giọng nói để người sử dụng có thể sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng mà không cần nhìn vào màn hình.
- Tăng cường thị giác: tăng độ tương phản trên màn hình hoặc làm cho nội dung xuất hiện lớn hơn như Phông chữ có độ tương phản cao, Bàn phím có độ tương phản cao và Thu phóng màn hình.
- Nhập văn bản bằng giọng nói: giúp người dùng có thể đọc to văn bản để nhập thay vì phải gõ bằng Bàn phím.
- Các chế độ kiểm soát tương tác (Interaction control - Switch Access): cho phép điều khiển thiết bị bằng khẩu lệnh, công tắc thay vì màn hình cảm ứng, hoặc sử dụng các nút thay các thao tác thông thường.
Ngoài ra, trên chợ ứng dụng Google Play có một số ứng dụng do Nhà phát triển cung cấp cũng yêu cầu truy cập (xin cấp) và sử dụng các quyền Trợ năng tương tự khi thực hiện cài đặt
Quyền trợ năng có thể gây ra rủi ro gì?
Quyền này trên thiết bị Android có thể gây ra rủi ro bị chiếm quyền điều khiển truy cập từ xa và gây thiệt hại tài chính cho khách hàng. Nguyên nhân rủi ro là gì?
Kẻ gian lừa khách hàng click vào link hoặc tải ứng dụng có chứa mã độc. Những ứng dụng này có thể là ứng dụng giả mạo cơ quan/ tổ chức có uy tín như thuế, bảo hiểm,… Sau khi cài đặt vào máy chạy hệ điều hành Android, ứng dụng sẽ yêu cầu được cấp quyền Trợ năng (Accessibility). Nếu khách hàng chấp nhận cấp quyền cho ứng dụng giả mạo đó thì sẽ có nguy cơ bị theo dõi, thu thập toàn bộ thông tin trên điện thoại, trong đó có thông tin bảo mật liên quan tới dịch vụ Ngân hàng số (như thông tin đăng nhập, mật khẩu, mã PIN, OTP/ Smart OTP,...). Sau đó, kẻ gian (hacker) sẽ theo dõi các hoạt động trên thiết bị của khách hàng để tiến hành điều khiển từ xa (thường là khi khách hàng không để ý điện thoại vào đêm khuya), thực hiện lệnh chuyển tiền trên chính điện thoại của khách hàng.
VPBank khuyến nghị:
Quý khách hàng cần chủ động nâng cao ý thức khi sử dụng điện thoại như:
- Không bấm vào các đường link lạ;
- Không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc;
- Rà soát lại các ứng dụng trên điện thoại đang sử dụng quyền Trợ năng và tắt quyền này nếu không có nhu cầu sử dụng.
- Thay đổi ngay Tên đăng nhập/ Mật khẩu/ mã PIN nếu có nghi ngờ thiết bị bị theo dõi (do có cài đặt ứng dụng có yêu cầu cấp quyền Trợ năng)